rxswift

Dựa theo tác giả: Marin Todorov.

Loạt bài đăng này giới thiệu cho bạn cách viết ứng dụng IOS sử dụng Reactive bằng ngôn ngữ Swift. Vậy chính xác RxSwift = Reactive + swift là gì?

  • Nó là thư viện để xử lý các sự kiện không đồng bộ(theo thời gian thực) nhờ việc tạo ra các observable quan sát và các toán tử(operators) chức năng xử lý tham số hóa nhờ schedulers – lập lịch.
  • Nói nôm na, ví dụ người yêu bạn thấy trời nắng thì liền dùng ô, thấy mưa thì chạy vào nhà. Sự kiện mưa nắng là ngẫu nhiên, nhưng việc xử lý chính xác dùng ô hay chạy vào nhà gọi là schedulers. Các observable chính xác là mắt nhìn của người yêu bạn. Trong lập trình reactive nó cũng tương tự như vậy.

Đọc cũng phức tạp, vì nó còn mới. Nhưng chúng ta hãy đi từ từ từng khái niệm một nhé.

Mục tiêu của loạt bài chủ đề này: Học cách sử dụng các hàm của RxSwift – hay còn gọi là APIs của nó, và áp dụng được nó vào ứng dụng IOS của bạn. Chúng ta sẽ học những API cơ bản, và sau đó nâng dần lên trung cấp và nâng cao. Hãy giành thời gian thực hành theo các ví dụ và vì Reactive là 1 khái niệm rất rộng cho nên khó có thể viết hết về nó được. Nhưng chúng tôi hi vọng qua loạt bài này sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức căn bản đủ để bạn tiếp tục theo đuổi nó và nâng dần trình độ của mình lên. Chúng ta sẽ không lo nó lỗi thời, vì hiện tại Apple đã cung cấp Combine, 1 framework chính chủ cũng áp dụng y hệt cách hoạt động của RxSwift, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển qua nó. Thông qua Rx, chúng ta có thể đọc code bằng các ngôn ngữ khác viết cho android hay web.

Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa biết Rx là gì phải không? Vậy hãy bắt đầu bằng 1 định nghĩa đơn giản dễ hiểu sau:

Về bản chất, RxSwift đơn giản hóa việc phát triển các chương trình không đồng bộ bằng việc cho phép ứng dụng của bạn phản ứng các thay đổi của dữ liệu mới theo cách riêng biệt, tuần tự.

Là một nhà phát triển ứng dụng IOS, điều này là dễ hiểu hơn nhiều so với khái niệm ở trên, ngay cả khi mơ hồ thì bạn cũng hiểu là Rx giúp bạn viết mã cho các chương trình bất đồng bộ. Và mọi việc hỗ trợ cho việc viết code bất đồng bộ dễ hiểu, trong sáng(clean) đều được hoan nghênh. Vì vậy chúng ta còn chần chừ gì mà không đọc tiếp bài 2 ở đây.

Code Toàn Bug

Code nhiều bug nhiều!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *